Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mô hình mới trong quản lý giáo dục đại học

Đại học Kinh tế - Luật, nâng cấp từ khoa Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được trông đợi sẽ trở thành một trong những hình mẫu mới trong quản lý giáo dục đại học.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mong muốn Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ trở thành một trong những hình mẫu mới trong quản lý giáo dục đại học - Ảnh: Chinhphu.vn

Đại học Kinh tế - Luật thành lập theo Quyết định 377/QĐ-TTg  ngày 24/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp Khoa Kinh tế, trực thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vốn là nơi đào tạo trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Kinh tế - Luật, thành lập năm 2000 với số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển mỗi năm đạt hơn 20.000.

Trao Quyết định thành lập Đại học Kinh tế - Luật ngày 16/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, 10 năm chuẩn bị để trở thành trường đại học là khoảng thời gian hợp lý.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Đại học Kinh tế - Luật ra đời trong lúc cả hệ thống giáo dục đang tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý chất lượng giáo dục đại học.

Việc quyết định thành lập trường thể hiện sự tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cũng như Ban giám hiệu của Trường Đại học Kinh tế - Luật.

Phó Thủ tướng đề nghị Đại học Kinh tế - Luật sớm công bố công khai chuẩn đầu ra về phẩm chất, năng lực, tri thức, đến năm 2015, nhà trường phải có chuyên ngành giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Phó Thủ tướng mong muốn Đại học Kinh tế - Luật sẽ trở thành một trong những hình mẫu mới trong quản lý giáo dục đại học của cả nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao Quyết định thành lập Đại học Kinh tế - Luật cho Ban giám hiệu nhà trường - Ảnh: Chinhphu.vn

PGS. Phan Thanh Bình, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh khẳng định, Quyết định 377/QĐ-TTg của Thủ tướng đã đáp ứng sự mong đợi và nguyện vọng thiết tha của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên khoa Kinh tế.

Với hơn 20.000 hồ sơ/năm đăng ký dự thi, quy mô đào tạo và tầm vóc của khoa Kinh tế cần được nâng cấp để đáp ứng được yêu cầu rất lớn về đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ chất lượng cao, có uy tín trong lĩnh vực kinh tế, tài chính-ngân hàng và luật kinh doanh, quản lý.

Mục tiêu của Đại học Kinh tế - Luật đến năm 2020 là hình thành nền tảng đại học nghiên cứu, sánh vai với các trường đại học tiên tiến trong nước, có uy tín trong khu vực và thế giới.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

 

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi