Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

XXH Truyền hình: Chất lượng phải là ưu tiên số 1

Đạo diễn Lê Hoàng trò chuyện trong show "Nói ra đừng sợ" của FSP TV

Để giữ chân khán giả và tồn tại, bất cứ kênh truyền hình nào cũng phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Vì thế, ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn truyền thông Group, đơn vị vừa chính thức đầu tư vào kênh truyền hình Fansipan/VCTV1 cho rằng, đó là một cuộc chơi hao tiền tốn của, không dành cho những tay mơ. 

- Nhờ vào xã hội hóa, hiện nay các kênh truyền hình nở rộ tập trung ở một số đài lớn như VTV, HTV, VTC... Ông đánh giá như thế nào về chất lượng của các kênh truyền hình đã được xã hội hóa hiện nay?

Trước hết cần phải khẳng định xã hội hóa truyền hình là một xu hướng tất yếu khi nhu cầu về thông tin người dân ngày càng cao. Các đài truyền hình sở hữu tần số phát sóng nhưng không thể đáp ứng được nhu cầu của khán giả đã chọn giải pháp chia sẻ tài nguyên đó cho các công ty tư nhân để khai thác tối đa thị hiếu người xem và lợi ích kinh tế mà lĩnh vực này mang lại. Tuy nhiên, hiện nay tốc độ mở kênh tương đối nhanh nên nhiều nhà đầu tư chưa có đủ năng lực về sản xuất nội dung, nguồn nhân lực... nhưng vẫn phải cố chạy theo để có sóng.

Chính vì vậy mà nhiều chương trình không được đầu tư về chất lượng, nội dung chưa sâu, lặp đi lặp lại nhiều lần, tẻ nhạt... Điều đó đã làm cho người dân thiếu niềm tin vào các kênh truyền hình được xã hội hóa. Tôi nghĩ rằng sẽ đến lúc các nhà đầu tư cần phải suy nghĩ nghiêm túc hơn trong việc lựa chọn và sản xuất nội dung chương trình bởi một kênh truyền hình sẽ khó mà sống được nếu không có khán giả.

- Nói như vậy có nghĩa rằng chất lượng của các kênh truyền hình xã hội hóa kém chỉ thuộc về những nhà đầu tư, thưa ông?

Đó chỉ là một phần nổi nhìn thấy mà thôi. Điều đáng nói ở đây là một số đài truyền hình đã tương đối dễ dãi trong việc lựa chọn đối tác tham gia sản xuất chương trình cho kênh. Điều họ quan tâm duy nhất là nhà đầu tư đó có tiền hay không chứ ít bàn đến chuyện họ có làm được hay không. Đây chính là lý do giải thích tại sao hiện nay người ta lại có thể dễ dàng đầu tư cho một kênh truyền hình với nội dung sơ sài, ít chất lượng đến như vậy. Nhiều nhân viên của đài truyền hình đã được các nhà đầu tư tư nhân chiêu mộ mặc dù có chuyên môn rất giỏi nhưng lại áp dụng y như những gì anh ta đã từng làm trước đó đã khiến cho chương trình mới không có sự khác biệt so với các chương trình đã làm trước đó. Do đó người định hướng nội dung có năng lực sản xuất là vô cùng quan trọng trong việc làm mới kênh truyền hình xã hội hóa.

- Được biết kênh truyền hình Fansipan (FSP TV) của Le Group đã chính thức hoạt động. Xin ông cho biết điểm khác biệt nhất của kênh này so với các kênh truyền hình khác ở chỗ nào?

FSP TV là kênh truyền hình của Le Group được Đài Truyền hình Việt Nam thẩm định lâu nhất (trong vòng 2 năm) mới được chính thức khai thác đầu tư dựa trên kênh có sẵn của truyền hình cáp Việt Nam là VCTV1. Đây là kênh giải trí tổng hợp đầu tiên của Đài THVN làm cáp và đã có sự đầu tư lâu dài từ trước đó. Mục tiêu của FSP TV đặt ra là tích hợp được giải trí và phong cách sống. Do đó định vị của kênh này là những người trẻ (chứ không chỉ là trẻ tuổi), có cách nghĩ, cách làm trẻ. Đối tượng mà FSP TV hướng tới là tầng lớp trung lưu trở lên, sống ở khu vực thành thị là chủ yếu. Do được xây dựng dựa trên nền tảng của một kênh lớn đã có sẵn của Đài THVN nên FSP TV không tránh khỏi những so sánh với tiền thân của nó. Mặc dù vậy chúng tôi vẫn đang nỗ lực để tạo ra một sự khác biệt và phát triển theo chiều hướng tốt hơn. Ví dụ như phim truyện trên FSP TV cũng có sự khác biệt với các kênh khác như Thứ 7 và Chủ nhật sẽ chiếu một lúc 5 tập phim để đáp ứng nhu cầu được xem phim và giải trí vào hai ngày nghỉ cuối tuần của người dân...

- Nhưng dường như đầu tư vào một kênh giải trí tổng hợp là mạo hiểm khi khán giả ngày càng tỏ ra thích thú hơn với những kênh truyền hình chuyên biệt, thưa ông?

Truyền hình cáp thường có các kênh truyền hình chuyên biệt về phim truyện, thể thao, du lịch, khám phá, shopping...Tuy nhiên vẫn có nhiều kênh tổng hợp như Star World, FSP TV... Lợi thế của kênh truyền hình tổng hợp là có thể cung cấp được nhiều thông tin khác nhau trong cùng một thời điểm. Làm kênh tổng hợp rất khó và đòi hỏi một sự đầu tư lớn cả về tài chính và chiều sâu nội dung. Vì vậy đã có rất nhiều nhà đầu tư muốn làm kênh tổng hợp nhưng chưa làm được. Lợi thế của FSP TV là có công ty mẹ là Tập đoàn Le Group đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải trí với các tạp chí nổi tiếng như Đẹp, Thể thao Văn hóa & Đàn ông... Chúng tôi cũng có sự hỗ trợ rất lớn từ các đối tác có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình lớn trong nước như UTopia hay các format chương trình nổi tiếng từ các đài truyền hình nổi tiếng của Đài Loan, Hồng Kông... Để cạnh tranh với các kênh khác, chúng tôi chọn giải pháp đầu tư vào chất lượng hình ảnh, thông tin hấp dẫn, các chương trình chủ yếu được quay thực tế nên sẽ sinh động và chân thực hơn rất nhiều...

- Những khó khăn lường trước được của FSP TV nói riêng và nhà sản xuất chương trình truyền hình tư nhân nói chung ở Việt Nam hiện nay là gì? Và để giải quyết những khó khăn đó, Le Group đã thực hiện ra sao trong quá trình triển khai và đưa FSP TV đi vào hoạt động?

Sẽ đến lúc các nhà đầu tư cần phải suy nghĩ nghiêm túc hơn trong việc lựa chọn và sản xuất nội dung chương trình, bởi một kênh truyền hình sẽ khó mà sống được nêu không có khán giả.

Cái khó của một nhà đầu tư truyền hình là làm sao để chương trình của mình hay, thu hút được độc giả và “sống” được lâu. Nhưng khó nhất lại là sự hợp tác của những người tham gia sản xuất. Nói một cách hoa mỹ thì đó là do nhà đầu tư “tự mình lấy dây trói mình”, nhưng đấy là điều hết sức cần thiết để có được một kênh truyền hình có chất lượng cao. Lấy ví dụ cụ thể như chương trình “Nói ra đừng sợ” mà FSP TV đang thực hiện. Làm sao để tìm được những vị khách mời đúng tiêu chí dám nói thực sự không dễ. Khi tìm được rồi thì nhà đầu tư phải thuyết phục làm sao để họ tham gia lại là cả một chặng đường dài. Hay như chương trình “Chuyện đàn ông” mà chúng tôi đang thực hiện có sự tham gia của 3 người đàn ông nổi tiếng là Hà Anh Tuấn, Thiệu Ánh Dương và Ngô Quang Hải. Cả 3 đều rất bận bịu với công việc riêng hàng ngày của mình nên việc họ dành thời gian để quay phim liên tục tại những địa điểm như quán bar để nhậu, bàn tán về những vấn đề liên quan tới nam giới mà trước đó chưa có chương trình nào nói tới để từ đó rút ra thông điệp riêng cho phái mày râu… là rất khó khăn với ekip sản xuất. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã có sự tính toán rất kỹ lưỡng và đến nay những chương trình này bắt đầu đi vào quỹ đạo và hoạt động khá tốt.

- Sản xuất chương trình cho cả một kênh truyền hình là một cuộc chơi của những người lắm tiền nhiều của. Thực tế đã có nhiều nhà đầu tư phải ngã ngựa giữa đường vì không đủ tiềm lực tài chính. Le Group chọn cách đi như thế nào để không chịu sức ép về tài chính?

Đúng! Đầu tư vào truyền hình là tốn nhiều tiền của trong khi nguồn tài chính của nhà đầu tư không phải là vô tận, trừ khi anh là một tổ chức tài chính lớn. Vấn đề là nhà đầu tư phải sử dụng hợp lý nguồn tiền của mình. Nhiều nhà đầu tư chọn giải pháp đầu tư hạ tầng như trường quay, studio… Sau khi trừ đi các chi phí đó, số tiền còn lại dành cho sản xuất nội dung là không nhiều nên chất lượng chương trình thường không cao. Có nhà đầu tư chọn cách làm chắc ăn khi đầu tư vào một chương trình ít và chỉ cần vài ba quảng cáo là thu được vốn. Đối với FSP TV, cũng giống như nhiều tạp chí mà Le Media đã đầu tư trước đó như Đẹp, Thể thao Văn hóa & Đàn ông… chúng tôi chọn giải pháp đầu tư lâu dài, trong đó chất lượng được đặt lên hàng đầu. Điều đó có nghĩa là chương trình mà chúng tôi sản xuất ra phải là xem được và khán giả vui vẻ chấp nhận. Tuy nhiên, đây cũng là cách đầu tư đầy rủi ro và mạo hiểm khi các chương trình của FSP TV thường phải đầu tư hàng trăm triệu đồng khi được triển khai tại các hiện trường thực tế chứ không phải trong trường quay. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng sẽ cố gắng để khán giả có được một kênh giải trí thực sự đẳng cấp.

- Câu hỏi cuối: Ông có thể tiết lộ một số kế hoạch phát triển FSP TV trong thời gian tới?

Ngay trong chiến lược ban đầu mà ban lãnh đạo Le Group đã đặt ra là sẽ phát triển FSP TV theo từng khung giờ. Hiện nay chúng tôi đang đầu tư mạnh vào khung giờ từ 8 đến 9 giờ tối về các chương trình truyền hình thực tế. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ phối hợp với ban biên tập của truyền hình cáp Việt Nam nâng cao chất lượng nội dung của các chương trình trong cùng khung giờ này để thu hút, hấp dẫn người xem. Sau khi có được khán giả cho khung giờ vàng, chúng tôi sẽ phát triển các khung giờ khác. Ngay cả phim truyện vốn là chương trình ít phải đầu tư nhất chúng tôi cũng phải có sự đầu tư cải tiến về hình thức để tạo ra dấu ấn khác biệt. FSP TV cũng sẽ phối hợp với các ấn phẩm khác trong cùng Tập đoàn Le Group để nâng cao chất lượng nội dung, đồng thời tổ chức nhiều sự kiện giải trí để đưa lên truyền hình. Ví dụ như Đẹp Fashion Show sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới và Fansipan TV sẽ đóng vai trò là kênh truyền hình chủ đạo cung cấp các thông tin liên quan tới sự kiện này.

- Xin cảm ơn ông và chúc cho Fansipan TV ngày càng phát triển hơn nữa!

(Theo Bích Ngọc // Báo Doanh nhân)

  • Truyền hình xã hội hóa: Chọn kênh hay chọn show?
  • Tập huấn xúc tiến đầu tư cho khu vực Miền Trung - Tây Nguyên
  • Cả nước có 3,3 triệu hộ nghèo nếu áp dụng chuẩn mới
  • Bàn giao QH chi tiết cụm sản xuất làng nghề tập trung Kiêu Kỵ (Hà Nội)
  • Ngành Công nghiệp nặng tháng 7 và 7 tháng/năm 2010
  • Không dạy học quá 7 tiết/ngày đối với học sinh tiểu học
  • Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học
  • Hình thành các trung tâm trọng điểm về công nghiệp CNTT
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi