Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phú Thọ: Mục tiêu đưa 3.500 người đi xuất khẩu lao động trong năm 2009

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) được xác định là một trong những biện pháp trọng tâm để xoá đói giảm nghèo (XĐGN) bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong công tác XKLĐ hiện nay là thị thường không ổn định.

Để đạt được mục tiêu đưa 3.500 người đi xuất khẩu lao động trong năm 2009, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 3,25%, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn lên 84,5%, Phú Thọ tiếp tục đẩy mạnh XKLĐ nhằm đạt được chỉ tiêu trên. Đồng thời, Phú Thọ phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ lao động có nghề đi XKLĐ đạt từ 50% trở lên.
Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh Phú Thọ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo việc làm và đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới, trong đó coi trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác XKLĐ; tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân và người lao động thông tin về thị trường lao động ngoài nước.

Phú Thọ hiện có khoảng 20 doanh nghiệp tham gia XKLĐ. Một số công ty đã thực hiện tốt các cam kết tìm việc cho người lao động cũng như giải quyết các chế độ cho người lao động không may phải về nước trước thời hạn, tạo niềm tin cho người lao động. Một số doanh nghiệp còn có sự trợ giúp thiết thực như cho người lao động vay tiền chi phí ban đầu, hỗ trợ kinh phí làm thủ tục... Tuy nhiên, cùng với việc đảm bảo các cam kết với người lao động cần giải quyết tốt các trường hợp lao động bị về nước trước thời hạn, đồng thời phải có thông báo cụ thể cho địa phương và ngành chức năng về nguyên nhân người lao động bị về nước trước thời hạn, tránh tình trạng người lao động vi phạm kỷ luật bị về nước nhưng không thấy lỗi của mình, tuyên truyền không tốt về XKLĐ...
Năm 2008, Phú Thọ đã đưa được hơn 3.000 người XKLĐ đạt 75,3% kế hoạch./.

(Theo Vinanet)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Công nhân ngành may: Cung không đủ cầu!
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Lao động ngành chế biến thủy sản có nguy cơ mất việc làm
  • Khi ai cũng có thể mất việc
  • Hải Phòng gắn tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội
  • Sắp xếp việc làm cho người lao động mất việc tại các KCX, ND - KCN ở TP Hồ Chí Minh
  • Khánh thành Trường trung cấp nghề Việt Nam - Canada tại Hải Dương
  • Thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động
  • Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu