Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Không thể đúng hẹn

Không chỉ là lỡ hẹn kế hoạch năm
“Có thể khẳng định là, đến giờ này, nếu ai đó nói sẽ hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa đến năm 2010 là không thực tế”, đó là lời ông Phạm Viết Muôn, Phó trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Theo ông, “Tới đây, chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, nhưng chỉ là đẩy nhanh hơn tiến độ cổ phần hóa, chứ không phải là để hoàn thành kế hoạch”. Và ông cho rằng, việc chậm trễ cổ phần hóa trong thời gian qua là một thực tế phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, sự suy giảm của thị trường chứng khoán (TTCK) thời gian qua đã khiến việc phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của nhiều doanh nghiệp Nhà nước gặp nhiều khó khăn. Cũng vì thế mà ít doanh nghiệp mặn mà với cổ phần hóa nên suốt cả 6 tháng đầu năm chỉ có thêm 30 doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Với tình hình này thì mục tiêu trong 3 năm 2007 – 2010 cổ phần hóa trên 1.500 doanh nghiệp Nhà nước sẽ không thể đạt được cho dù chỉ 3 tháng trước, tại hội nghị toàn quốc về công tác đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định, không được làm chậm tiến trình cổ phần hóa.
Không thể chạy theo vài “chấm” của IPO
Cũng chính từ thực tế này, mà tới đây, theo ông Phạm Viết Muôn, việc cổ phần hóa sẽ không chạy theo thị trường nữa, mà phải theo mục tiêu quan trọng là đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp. Mục tiêu này đã được nhiều chuyên gia kinh tế ủng hộ vì việc để tiến trình cổ phần hóa bị cuốn theo sức nóng - lạnh của TTCK là không hợp lý. Và rằng, IPO chỉ là một phương cách trong cổ phần hóa chứ không phải là tất cả. Cổ phần hóa có trước, chứ không phải là TTCK và ngay cả khi có TTCK, thì việc cổ phần hóa vẫn tiến hành khá suôn sẻ.
Nhiều năm trước đây, việc cổ phần hóa được coi là “bàn đạp” quan trọng để thúc đẩy TTCK phát triển. Song, khi TTCK phát triển mạnh, thì mối quan hệ giữa việc cổ phần hóa và TTCK đã thay đổi theo hướng ngược lại. TTCK trở thành động lực tác động cho cổ phần hóa. Chính vì vậy, khi chứng khoán đi xuống và ngày càng đi xuống thảm hại, người ta không còn mặn mà với việc IPO nữa, qua đó cũng lơ là luôn chuyện cổ phần hóa.
Tuy vậy, theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cần phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. “Việc bán được bao nhiêu là tùy thị trường, chuyện đó không phải là quan trọng lắm”, ông Ân nói.
Quan điểm này cũng đã được nhiều doanh nghiệp đồng ý. Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã bày tỏ quan điểm của mình rằng, việc cổ phần hóa không thể chạy theo vài “chấm” IPO.
Cần đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp
Theo ông Muôn, thời gian tới, việc cổ phần hóa DNNN sẽ không chạy theo số lượng mà sẽ được chọn lọc và tính toán kỹ hơn. Chẳng hạn, khi TTCK chưa hồi phục, có thể chỉ bán một phần nhỏ cổ phần cho cổ đông chiến lược và người lao động. Nhà nước có thể vẫn giữ 99% vốn, nhưng vẫn chuyển doanh nghiệp sang mô hình cổ phần hóa, để đảm bảo Nhà nước không thất thu khi bán cổ phần với giá thấp.

Bên cạnh đó, việc đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng được đặt biệt coi trọng. Đây cũng có thể coi là một điểm nổi bật trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới. Bởi ông Muôn cho rằng, mặc dù đã cổ phần hóa, song đặc biệt ở những doanh nghiệp mà Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối, hình ảnh cũ của một DNNN vẫn tồn tại. Bộ máy lãnh đạo thì hầu như không có đột biến, nên các quyết định trong kinh doanh ít nhiều vẫn mang hơi hướng Nhà nước. Cơ chế, phương thức quản trị doanh nghiệp hầu như ít có sự thay đổi. Tuy vậy, trong thời gian tới, mọi chuyện sẽ khác. Ngay cả ở những doanh nghiệp mà Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối thì cũng phải áp dụng thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt, ông Muôn cho rằng, ở các doanh nghiệp lớn, cần phải tìm cổ đông chiến lược nước ngoài, bởi yếu tố nước ngoài bao giờ cũng mang đến kinh nghiệm quản trị tiên tiến. Quan điểm này cũng đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhắc tới trong phiên họp về đổi mới DNNN hồi trung tuần tháng 4 vừa qua.

(Theo vinanet)

  • Kinh tế Việt Nam trên đà hồi phục
  • Cắt điện vô tội vạ, thiệt hại chồng chất thiệt hại
  • 17/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2008 sẽ đạt kế hoạch
  • EVN: sẽ xin lỗi khách hàng liên miên?
  • Bắt mạch nghịch lý: sản xuất để rồi ế đọng
  • Không thể để họ biến đất nước thành bãi rác
  • Hiệp định thương mại toàn cầu: Lợi hay hại?
  • Đề bài nào cho tư vấn ngoại lập quy hoạch HN mới?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi