Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Việt Nam trên đà hồi phục

Sức mạnh nội tại và những cải thiện trong cán cân thương mại những tháng gần đây đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và giới phân tích kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam.

Theo báo cáo mới công bố của Ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam, điểm sáng trong cán cân thương mại thể hiện ở mức thâm hụt trong tháng Sáu thấp nhất kể từ đầu năm đến nay, với lượng nhập siêu chỉ còn khoảng 725 triệu USD so với mức nhập siêu tháng Năm là 1,9 tỷ USD; tháng Tư, 3,2 tỷ USD. Do đó, mức thâm hụt thương mại trong sáu tháng qua chỉ ở mức 14,2 tỷ USD. Dấu hiệu hồi phục đã xuất hiện khi lo ngại về sự đổ vỡ của thị trường bất động sản giảm dần. Con số thống kê cho thấy tổng dư nợ cho vay bất động sản tính đến đầu tháng 5/2008 là 135.000 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng, được đánh giá là ở mức an toàn. Trên thị trường vốn, chỉ số Vn-Index tăng liên tục kể từ đầu tháng 7 sau một thời gian dài giảm dưới 400 điểm, đạt 483.05 điểm ngày 18/7, trong khi đó, lãi suất huy động và cho vay đồng Việt Nam, cũng như tỷ giá mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng đã giảm nhiệt so với thời điểm cách đây 1 tháng. Hiện, với mức dự trữ ngoại hối ròng là 20,7 tỷ USD, tương đương giá trị của 2,7 tháng nhập khẩu tính theo số liệu của 5 tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Standard Chartered tin rằng ít có khả năng xảy ra một đợt mất giá mạnh của tiền đồng. Bên cạnh đó lòng tin của các nhà đầu tư vào Việt Nam cũng không hề suy giảm. Theo Tổng cục Thống kê, đầu tư nước ngoài tăng kỷ lục 31,6 tỷ USD trong sáu tháng qua, hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế Khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng Standard Chartered, Việt Nam nên thận trọng khi đánh giá sự biến chuyển của xu hướng lạm phát khi sau đợt giảm tương tự vào tháng 4/2008 là 2,2% so với tháng 3/2008, tỷ lệ lạm phát lại tăng lên mức 3,9% ngay trong tháng 5/2008, có lẽ chính sách thắt chặt tiền tệ cần tiếp tục được áp dụng.

Đồng thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cần tăng lãi suất cơ bản, để từ đó lãi suất tiền gửi và cho vay cũng tăng theo, cụ thể là tăng cao nhất tới mức 1,5 lần lãi suất cơ bản.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng Việt Nam cần giảm tăng trưởng tín dụng xuống mức 30% trong năm nay từ xấp xỉ 50% năm ngoái.
Điều quan trọng là phải hạn chế ảnh hưởng xấu của lạm phát đến tăng trưởng và để làm được điều này cần đảm bảo rằng tín dụng phải phục vụ cho xuất khẩu và sản xuất.

(Theo vinanet)

  • Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Không thể đúng hẹn
  • Cắt điện vô tội vạ, thiệt hại chồng chất thiệt hại
  • 17/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2008 sẽ đạt kế hoạch
  • EVN: sẽ xin lỗi khách hàng liên miên?
  • Bắt mạch nghịch lý: sản xuất để rồi ế đọng
  • Không thể để họ biến đất nước thành bãi rác
  • Hiệp định thương mại toàn cầu: Lợi hay hại?
  • Đề bài nào cho tư vấn ngoại lập quy hoạch HN mới?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi