Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Cha đẻ” chiến lược cạnh tranh GS Michael E. Porter: Doanh nghiệp VN phải bỏ thói quen “ăn xổi ở thì”

Khoảng 700 đại biểu từ nhiều bộ ngành, địa phương và các nước châu Á, trong đó có nhiều nhà hoạch định chính sách vĩ mô và chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam đã tham dự hội thảo “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam” do Trường Doanh nhân PACE tổ chức ngày 1-12 tại TPHCM. Diễn giả chính là GS Michael E. Porter (GS Trường Kinh doanh Harvard - Mỹ), “cha đẻ” chiến lược cạnh tranh.

Theo GS Michael E. Porter, trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp (DN), sai lầm lớn nhất là cạnh tranh trên cùng phương diện, quy mô và “kích cỡ” với đối thủ. Chẳng hạn như cho rằng chiến lược là những hành động cụ thể như quốc tế hóa DN, thống trị ngành nghề, tăng gấp đôi ngân sách nghiên cứu…

Bên cạnh đó, DN còn mắc sai lầm nữa là xem chiến lược là khát vọng đạt được những con số như trở thành người số 1, tăng trưởng ở con số hàng chục phần trăm... DN cũng không nên lẫn lộn hai mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng, yếu tố tăng trưởng phải là mục tiêu xếp sau lợi nhuận.

GS M. Porter cũng đưa ra một nguyên lý cạnh tranh cơ bản cho DN là phải tạo ra được sản phẩm độc nhất vô nhị chứ không phải là sản phẩm tốt nhất. Nhờ lựa chọn chỉ bán hàng cho các DN cá thể thay vì nhằm vào các công ty lớn và thiết kế độc đáo cùng sản xuất theo yêu cầu của khách hàng… mà giai đoạn 1993 - 2007, hãng xe tải Paccar (Mỹ) đã đạt mức lợi nhuận trên vốn tới 31,6% trong lúc mức trung bình của ngành này chỉ có 10,5%!

Ngoài chuyện phải từ bỏ thói quen cơ hội chủ nghĩa, “ăn xổi ở thì” để định vị được mình, DN VN phải đề ra và kiên trì thực hiện được chiến lược phát triển dài hạn từ 3 năm trở lên với đặc điểm cơ bản là tạo ra sự độc đáo, làm khác đi cách làm của đối thủ.

GS M. Porter cho rằng kinh tế VN không suy thoái mà chỉ uể oải thôi, hoạt động kinh tế sẽ chậm lại. Nhưng đây cũng là cơ hội để VN nhìn lại mình, có điều kiện “sửa mình”. VN đã có sự phát triển ấn tượng trong hai thập kỷ qua, tăng trưởng GDP thuộc nhóm hàng đầu thế giới, nhưng GDP trên đầu người vẫn tăng rất chậm.

Giai đoạn 2003 - 2007, tỷ lệ đầu tư cố định trong nước thuộc vào loại hàng đầu trên thế giới, chiếm trên 32% GDP. Vốn FDI thời kỳ này cũng tăng trưởng nóng, chiếm đến khoảng 60% GDP. Mặt trái của hiện tượng này là dòng vốn đổ quá nhiều vào những nơi thâm dụng lao động, bất động sản, lĩnh vực có hàm lượng chất xám thấp và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao… VN cũng quá phụ thuộc vào xuất khẩu mà thiếu quan tâm đến tiêu dùng nội địa. Điều quan trọng ở đây là chất lượng đầu tư chứ không phải số lượng, VN phải có chiến lược đầu tư sản xuất “quý hồ tinh bất quý hồ đa”.

Trong cơn suy thoái kinh tế toàn cầu, GS M. Porter khuyên VN nên quay về với những nền tảng kinh tế cơ bản, một nền kinh tế thật. Không có ngành nghề nào cao hay thấp mà điều cốt lõi là ngành nào có năng suất lao động cao. Thách thức hàng đầu của VN là làm thế nào để nâng cao năng suất lao động, cải thiện môi trường kinh doanh

Bởi vì các quốc gia cạnh tranh với nhau nhờ một nền kinh tế có năng suất cao và môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các DN. Với thực tế VN đã và đang phát triển theo hướng tổng lực, các địa phương dàn hàng ngang cùng tiến, GS M. Porter cho đây là điều tối kỵ trong cạnh tranh.

Theo ông, phải chuyên môn hóa kinh tế cho các tỉnh thành, đồng thời phát triển mô hình các tổ hợp kinh tế chuyên ngành. GS M. Porter kết luận: để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, VN cần tiếp tục nỗ lực giảm tham nhũng, cải thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thị trường tài chính sâu sắc hơn cùng đẩy mạnh cải cách hành chính. Trong đó, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ở các cấp; đổi mới DN nhà nước và phát triển các nhóm - tổ hợp ngành.

(Theo báo Sài gòn giải phóng )

  • Cha đẻ” Chiến lược cạnh tranh toàn cầu Michael E. Porter: VN nên nhìn tới những mục tiêu cao hơn
  • Khủng hoảng cũng là cơ hội đổi mới
  • "Kinh tế quốc dân"
  • Cần thay đổi từ gốc
  • Hỗ trợ doanh nghiệp là cứu nền kinh tế
  • Tháng 11-2008: Vẫn còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế
  • Kỳ vọng khi chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục giảm
  • Tổng hợp tình hình kinh tế trong nước tuần (từ 25/11 - 29/11)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi