Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hỗ trợ doanh nghiệp là cứu nền kinh tế

- Cuộc khủng khoảng tài chính ở Mỹ có nguyên nhân từ việc các ngân hàng lớn của nước này cho vay dưới chuẩn để mua bất động sản. Khi khủng khoảng bắt đầu lan sang nhiều quốc gia thì một số chuyên gia kinh tế trong nước cho rằng kinh tế nước ta chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các ngân hàng Việt Nam không tham gia mua bán các cổ phiếu, trái phiếu của các ngân hàng này.

 Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng phục vụ cho tiêu dùng như: gạo, cà phê, quần áo, thực phẩm... nên người tiêu dùng các nước không thể cắt giảm được.

  Cho dù là ảnh hưởng gián tiếp nhưng đến thời điểm này không ít các doanh nghiệp đã gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo một công bố tại cuộc hội thảo đầu tháng 10-2008, khoảng 20% trong tổng số gần 300.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị phá sản hoặc bên bờ vực phá sản. Nguyên nhân chính là hàng hóa không bán được trong khi lãi suất vay ngân hàng tăng cao. Thậm chí ngay cả khi lãi suất cao, song nhiều doanh nghiệp cũng không vay được vốn vì ngân hàng không muốn sa lầy khi họ chưa biết chắc doanh nghiệp đó làm ăn có lãi. Hiện tại, các ngân hàng đã giảm lãi suất, tuy nhiên việc vay vốn cũng không dễ dàng. Trước sức tàn phá của khủng khoảng, các nền kinh tế lớn trên thế giới như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc... đã chi hàng trăm tỉ USD để hỗ trợ hoặc mua lại các doanh nghiệp nguy khốn. Nhiều tập đoàn đa quốc gia phải cắt giảm hàng nghìn việc làm hoặc giảm bớt giờ làm để giảm lỗ.

 Ở nước ta, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội các giải pháp dự phòng để ngăn chặn suy giảm kinh tế như: miễn, giảm, giãn tiến độ nộp thuế thu nhập cho các doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ bởi các doanh nghiệp gặp khó khăn thì đâu có lãi để mà nộp thuế, do vậy nên giãn, hoãn nộp thuế giá trị gia tăng; đồng thời sử dụng các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp; giảm lãi suất ngân hàng xuống nữa khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tiếp tục âm. Với các biện pháp như vậy mới hy vọng giảm thiểu được số doanh nghiệp phá sản. Hỗ trợ doanh nghiệp tức là cứu nền kinh tế.

(Theo báo Hà Nội mới )

  • Tháng 11-2008: Vẫn còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế
  • Kỳ vọng khi chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục giảm
  • Tổng hợp tình hình kinh tế trong nước tuần (từ 25/11 - 29/11)
  • Thương mại và Hội nhập: Dự báo ở mức 18 tỷ USD
  • Kinh nghiệm về hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương
  • Phát triển doanh nghiệp công nghiệp tại khu vực nông thôn: Cần những biện pháp thật cụ thể
  • Doanh Nghiệp bối rối trước các dự báo
  • Giật mình về chất lượng DN tư vấn giao thông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi