Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự thảo Nghị định Tập đoàn kinh tế nhà nước: Càng bàn càng... rối

Dự thảo Nghị định về Tập đoàn kinh tế nhà nước đã được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ nhiều tháng nay. Nhưng tới nay, vẫn còn rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Ngay cả sự cần thiết ban hành nghị định này.

Càng bàn càng rối

Ngay từ đầu tháng 8, khi dự thảo Nghị định về Tập đoàn kinh tế nhà nước đã có hai luồng ý kiến ngược nhau. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, không nên ban hành nghị định này. Cơ sở cho ý kiến này là Luật DNNN tới đây (1.7.2010) sẽ hết hiệu lực. Các Tập đoàn kinh tế nhà nước cần được điều chỉnh bởi Luật DN năm 2005. Điều này sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các DN thuộc các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, nếu ban hành một Nghị định chỉ dành riêng cho các Tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ không có tính chất tổng quát.

Luống ý kiến thứ hai cho rằng, vẫn cần phải có một nghị định về Tập đoàn kinh tế nhà nước. Thứ nhất, đây sẽ là cơ sở pháp lý cho việc hình thành, tổ chức, hoạt động và quản lý chủ sở hữu Nhà nước đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước mà bản thân các TĐ cũng đang mong muốn.

Thứ hai, đối tượng áp dụng là những Tập đoàn kinh tế nhà nước quan trọng mà chủ sở hữu nhà nước rất cần thiết phải quản lý và chi phối nhằm phục vụ cho các mục tiêu an ninh, KTXH, an ninh kinh tế quốc gia. Do đó, cần có một khung pháp lý để quản lý và giám sát các hoạt động những đối tượng này.

Quan trọng là giám sát thế nào

Xung quanh Nghị định về Tập đoàn kinh tế nhà nước, có ý kiến cho rằng, vấn đề cốt lõi là làm thế nào để quản lý và giám sát tốt vốn đầu tư nhà nước. Bởi theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Tổng thư ký Hiệp hội Đầu tư tài chính (VAFI), hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tại nhiều tập đoàn hiện nay không cao gây nên một sự lãng phí lớn.

Theo ban soạn thảo nghị định về TĐKTNN, việc quản lý, điều hành cụ thể trong các Tập đoàn kinh tế sẽ do các DN hình thành nên TĐ tự quyết định theo phương thức điều hành, quản lý thông qua Cty mẹ, qua hình thức đầu tư... Đối với việc giám sát các TĐ, Thủ tướng sẽ quy định cho các tổ chức, cá nhân thực hiện...

Ông Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, hiện nay Bộ Công Thương đã chấp thuận về mặt nguyên tắc cho 4 TCty chuyển thành TĐ sau 3 năm thí điểm. Bên cạnh đó, cũng đã có thêm một số hồ sơ của các TCty xin được chuyển sang hình thức TĐ. Do đó, hoàn thiện cơ chế họat động cho các đối tượng này là điều cần làm dù các văn bản pháp luật của chúng ta chưa đồng bộ và còn chạy theo thực tiễn.

(Theo Báo laođộng)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi