Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá trị sản xuất công nghiệp chưa đạt kế hoạch

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tháng 11-2008 giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) cả nước ước đạt 55.239 tỷ đồng, tăng 3% so với tháng 10-2008 và tăng 15% so cùng kỳ. Tính gộp cả 11 tháng đầu năm 2008, GTSXCN ước đạt 601.478 tỷ đồng, tăng 15,5%, thấp hơn so với kế hoạch đề ra cho toàn ngành (kế hoạch điều chỉnh năm 2008) là 16,3%...

Giá trị nhập siêu còn lớn

Các tỉnh, thành phố đạt mức tăng trưởng GTSXCN bằng hoặc cao hơn kế hoạch điều chỉnh đề ra cho toàn ngành, gồm: Vĩnh Phúc tăng 24%, Bình Dương tăng 21,8%, Đồng Nai tăng 20,9%, Hải Phòng tăng 18,3%, Cần Thơ tăng 17,4%, Thanh Hóa tăng 17%. Tuy nhiên, những tỉnh có mức tăng trưởng cao lại chiếm tỷ trọng thấp, trong lúc một số tỉnh, thành phố chiếm tỷ trọng lớn về GTSXCN lại đạt tỷ lệ tăng trưởng thấp hoặc giảm so cùng kỳ, như Hà Nội chỉ tăng 12,3%, TP. Hồ Chí Minh tăng 12,2%, Đà Nẵng tăng 8,5%, Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 2,9%...

Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 11 tháng đầu năm ước đạt 58,5 tỷ USD, tăng 34% so cùng kỳ. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng truyền thống như dầu thô đạt 12,4 triệu tấn, giảm 10,2%; than đá đạt 19,3 triệu tấn, giảm 35%; hàng dệt may đạt gần 8,4 tỷ USD, tăng 19%; hàng giày dép đạt 4,2 tỷ USD, tăng 18,3%; sản phẩm gỗ đạt 2,5 tỷ USD, tăng 20%; hàng điện tử, vi tính và linh kiện đạt 2,5 tỷ USD, tăng gần 30%; túi xách, vali, mũ và ô dù đạt 756 triệu USD, tăng 32,6%; dây và cáp điện đạt 943 triệu USD, tăng gần 19%; sản phẩm nhựa đạt 857 triệu USD, tăng 34%; sản phẩm đá quý và kim loại quý đạt 743 triệu USD bằng 422% so cùng kỳ; sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 205 triệu USD, tăng 3,5%; sản phẩm gốm, sứ đạt 305 triệu USD, tăng 3,4%.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu cả nước trong 11 tháng qua ước đạt 75,4 tỷ USD, tăng 38,4% so cùng kỳ. Như vậy, nhập siêu 11 tháng đã lên đến con số gần 16,9 tỷ USD, bằng 28,8% kim ngạch xuất khẩu. Một trong những nguyên nhân nhập siêu cao là do việc tăng nhập khẩu các nguyên vật liệu cho sản xuất trong nước như linh kiện ôtô, bông các loại, hóa chất các loại, thuốc trừ sâu nguyên liệu, thức ăn gia súc, linh kiện máy tính và điện tử; thiết bị và phụ tùng cho các dự án công nghiệp lớn.

Giá nguyên, nhiên liệu còn cao

Tình hình khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, làm giảm nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng công nghiệp của các nước này như ôtô, dệt may, da giày... Điều này có tác động tiêu cực đến khả năng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam vào thị trường Mỹ và các thị trường khác như Nhật Bản, EU. Sự giảm giá nguyên liệu trên thị trường thế giới cũng đã tác động làm giảm giá các mặt hàng này ở trong nước, tuy nhiên mức giảm giá trong nước hiện vẫn chưa tương xứng với mức giảm trên thị trường thế giới, trong đó có giá một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và xây dựng như giá thép xây dựng, xăng, phân bón...

Chính vì giá nhiều mặt hàng nguyên, nhiên liệu trong nước vẫn cao hơn (gấp 2 lần) so với giá thế giới nên hàng hóa sản xuất ra còn cao hơn so với giá các mặt hàng cùng loại của các nước, dẫn đến tính cạnh tranh thấp, đầu ra bị ách tắt, làm cho doanh nghiệp vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.


(Theo baobinhduong)

  • 10 website thương mại điện tử xuất sắc nhất Việt Nam 2008
  • Phát triển thương mại điện tử: Phải thực chất và bền vững
  • Khoan sức doanh nghiệp để chặn suy giảm
  • "Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng"
  • Việt Nam có thể tăng trưởng 5% trong 2009
  • Diễn đàn HTX khu vực châu Á - Thái Bình Dương: “Lợi thế của HTX trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu”
  • Các giải pháp cần tập trung trong năm 2009
  • IMF dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam năm tới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi