Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển thương mại điện tử: Phải thực chất và bền vững

Đã có thể thấy, những tín hiệu hứa hẹn các bước tiến nhảy vọt của thương mại điện tử ở VN trong tương lai... Đó là cảm nhận của những người tham dự Diễn đàn - Triển lãm Thương mại điện tử VN 2008 - tổ chức tại TPHCM ngày 3.12.

Ứng dụng thương mại điện tử ngày càng tăng

Một điều ai cũng phải công nhận, sau hơn 2 năm Luật Giao dịch điện tử được ban hành, thương mại điện tử (TMĐT) VN đã tiếp tục khẳng định chỗ đứng của mình trong nhiều lĩnh vực đời sống KT-XH của đất nước, với những bước phát triển khá ngoạn mục.
 
Theo Bộ Công Thương, qua khảo sát TMĐT tại 1.700 DN trên cả nước, có tới 1/3 số DN có doanh thu nhờ các đơn đặt hàng qua phương tiện TMĐT, với mức 15% trở lên so với tổng doanh thu. Nếu so sánh với năm 2005 (chỉ 8%), mới thấy các DN đã thật sự quan tâm đến TMĐT và đã biết cách biến lợi ích tiềm tàng của TMĐT thành hiện thực. Hiện có tới 63% số DN tin tưởng doanh thu từ các đơn đặt hàng qua TMĐT sẽ tiếp tục gia tăng.

Từ niềm tin ấy, năm 2007, các DN đã có những đầu tư mạnh cho TMĐT. Khoảng 50% số DN được khảo sát cho biết, đã dành 5% tổng chi phí hoạt động để đầu tư cho TMĐT. Cuối năm 2004, ước tính khoảng 17.500 DN (chiếm 19% tổng số DN) tự xây dựng cho mình website. Nhưng chỉ từ 2005 - 2007, số DN xây dựng website đã tăng mạnh, đưa tỉ lệ DN có website lên đến 38% vào cuối năm 2007.
 
Tỉ lệ website tăng gấp đôi chỉ trong 3 năm, cho thấy các DN đã thật sự bước vào giai đoạn triển khai các ứng dụng thực tế mà TMĐT đem lại, để cải tiến phương thức kinh doanh của DN. Đó là chưa kể có không ít DN tích cực tham gia các sàn TMĐT.

Tính đến nay, VN có khoảng 40 sàn TMĐT B2B và khoảng 100 DN đang kinh doanh sàn TMĐT B2C v.v... Người ta thống kê, có tới 86% số DN sử dụng email thường xuyên trong giao dịch với đối tác. Trong lúc đó, riêng các ngân hàng (NH), việc thanh toán ĐT đã có những bước phát triển nhảy vọt. 15 NH đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 4.300 máy ATM, 24.000 máy POS. Và, 29 NH đã phát hành gần 8,4 triệu thẻ thanh toán và hình thành nên các liên minh thẻ.

Sự phát triển của TMĐT còn vượt khỏi các DN, tác động và cải thiện lớn đến công tác quản lý nhà nước của bộ máy công quyền. Đơn cử, ngành thuế và hải quan, chỉ tính trong năm 2007 đã có 501 DN tham gia hệ thống hải quan điện tử, với 36.135 tờ khai xuất - nhập khẩu. Tổng kim ngạch XNK của các lô hàng xử lý qua hệ thống hải quan điện tử đạt trên 3,4 tỉ USD, số thuế đạt trên 3.261 tỉ đồng...

Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển TMĐT. Trong tổng số 63 tỉnh - thành, đã có 58 tỉnh - thành có website hoạt động, xem như một kênh giao dịch ĐT với người dân và DN qua Internet.

Những gì đang cản trở sự phát triển TMĐT?

Tuy nhiên, người ta không khỏi lo lắng khi vẫn còn tồn tại khá nhiều cản trở đang kìm hãm sự phát triển của TMĐT. Ông Nguyễn Văn Đạo - Phó TGĐ Cty điện tử Samsung Vina - cho biết: "Cùng với tiến bộ công nghệ, sự phát triển phong phú, đa dạng của TMĐT luôn đặt ra những vấn đề mới cho hệ thống pháp luật về TMĐT. Trong khi đó, thời gian qua ở VN, việc rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến TMĐT vẫn chưa được tiến hành. Một số quy định bất hợp lý cho TMĐT đã được các DN nhắc tới từ những năm trước vẫn chưa được khắc phục. Những quy định về cấp phép thành lập website hay mua - bán tên miền chưa phù hợp với thực tiễn".

Vì vậy, sự bùng nổ của trò chơi trực tuyến, dẫn đến nhu cầu xác định tính hợp pháp của tài sản ảo, các vụ tranh chấp về tên miền, cho thấy cần có tư duy quản lý thích hợp với loại tài nguyên đặc biệt này. Những hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội tăng lên, tình trạng đột nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động TMĐT lành mạnh v.v...

Nói như Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh: "Mảng sáng nhất của TMĐT thời gian qua là hiệu quả đầu tư TMĐT tại các DN ngày càng tăng. Nhiều mô hình ứng dụng TMĐT được triển khai, với các công cụ thanh toán trực tuyến được tích hợp trong quy trình giao dịch. Chúng ta tin tưởng rằng, những chuyển biến mạnh mẽ vừa qua trong các DN sẽ tạo đà cho TMĐT tiếp tục phát triển một cách thực chất và bền vững hơn trong những năm tới".

(Theo Lao động)

  • Giá trị sản xuất công nghiệp chưa đạt kế hoạch
  • 10 website thương mại điện tử xuất sắc nhất Việt Nam 2008
  • Khoan sức doanh nghiệp để chặn suy giảm
  • "Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng"
  • Việt Nam có thể tăng trưởng 5% trong 2009
  • Diễn đàn HTX khu vực châu Á - Thái Bình Dương: “Lợi thế của HTX trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu”
  • Các giải pháp cần tập trung trong năm 2009
  • IMF dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam năm tới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi