Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khoan sức doanh nghiệp để chặn suy giảm

Một loạt các biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế vừa được Chính phủ đề ra. Trong đó nổi bật nhất là các giải pháp cụ thể để khoan sức DN, vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Hy vọng những quyết định kịp thời này sẽ phát huy tác dụng và có hiệu quả như những biện pháp kiềm chế lạm phát mà Chính phủ đã triển khai.

Các giải pháp có ý nghĩa "khoan sức DN" nhất đó là giảm 30% thuế thu nhập DN, giảm 30% thuế cho DN khó khăn và dãn nộp thuế từ 6 tháng lên 9 tháng. Biện pháp hỗ trợ tài chính quan trọng khác là rút ngắn thời gian hoàn VAT và lập quỹ bảo lãnh vay vốn cho DN vừa và nhỏ. Với các chính sách, gói giải pháp mới này, các DN có thể bình tĩnh, tự tin để vượt qua khủng hoảng.

Giải pháp chi 1 tỉ USD kích cầu đầu tư và tiêu dùng cũng là một cú hích quan trọng. Lượng tài chính này sẽ được cung cấp cho các DN đầu tư vào các lĩnh vực  xây dựng hạ tầng và sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ dân sinh.
 
Nhiều DN có dự án tốt, có kế hoạch sản xuất các mặt hàng cạnh tranh nhưng đang thiếu vốn. DN đầu tư xây dựng hạ tầng và BĐS không đủ sức triển khai công trình cũng vì đuối vốn, nguồn cung ứng tài chính kích cầu này sẽ là chiếc phao cứu sinh để khỏi chết chìm.

Một sự hỗ trợ tích cực khác là việc hạ lãi suất NH, DN có cơ hội tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hợp lý hơn, có thể  chưa kể chính sách linh động khác là việc thỏa thuận lãi suất, cơ hội để các DN có dự án sản xuất kinh doanh vay được vốn đầu tư.

Một điều khác nữa là nguồn tài chính kích cầu được đưa ra, nhưng sự chọn lựa chính xác đối tượng tiếp nhận cũng là điều hết sức quan trọng. Việc đánh giá đúng năng lực của DN, thẩm định chính xác hiệu quả đầu tư của các dự án để bơm vốn "đúng người, đúng việc" là cách để giải phóng sức sản xuất nhanh nhất, tạo ra hiệu quả tương xứng với gói giải pháp tài chính kích cầu này.

(Theo Lao Động)

  • Giá trị sản xuất công nghiệp chưa đạt kế hoạch
  • 10 website thương mại điện tử xuất sắc nhất Việt Nam 2008
  • Phát triển thương mại điện tử: Phải thực chất và bền vững
  • "Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng"
  • Việt Nam có thể tăng trưởng 5% trong 2009
  • Diễn đàn HTX khu vực châu Á - Thái Bình Dương: “Lợi thế của HTX trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu”
  • Các giải pháp cần tập trung trong năm 2009
  • IMF dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam năm tới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi