Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng"

Với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng", sáng nay (4/12), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), đã khai mạc Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng gần 70 đại diện các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế đã tới tham dự.

Báo cáo tóm tắt của Bộ KH - ĐT cho biết, năm 2008 Việt Nam đã phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, những khó khăn trong nước về lạm phát tăng cao, thiên tai, lũ lụt... Chính phủ Việt Nam đã thực hiện hàng loạt các giải pháp, chính sách và đã đạt được một số kết quả quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh XH. Các cân đối lớn của nền kinh tế như thu chi ngân sách, tiền tệ, tín dụng, cán cân thanh tóan quốc tế cơ bản giữ ở mức ổn định. Nợ nước ngoài nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì. Dự kiến tổng sản phẩm trong nước năm 2008 tăng 6,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2008 tăng 31% so với 2007. Lượng khách du lịch quốc tế tăng 2,5%. Số người sử dụng internet dự kiến đạt 24,6% dân số.


 

Đáng chú ý là Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao cả về số vốn thực hiện lẫn vốn đăng ký cấp mới. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt trên 60 tỷ USD (cao nhất từ trước tới nay) và gấp 3 lần năm 2007, trong đó các dự án đầu tư quy mô lớn nhiều hơn các năm trước. Riêng 27 dự án có quy mô đầu tư từ 100 triệu USD đã đạt trên 40 tỷ USD, trong đó có những dự án đạt quy mô vốn từ 3,5 tới 7,8 tỷ USD. Điều này chứng tỏ các NĐT rất quan tâm tới tiềm năng và triển vọng phát triển trung và dài hạn của Việt nam.

Tuy nhiên,bên cạnh những kết quả đã đạt được của năm 2008  nền kinh tế trong nước còn những hạn chế, yếu kém: Tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại và thấp hơn mục tiêu kế hoạch đã điều chỉnh so với các năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm mới đạt 6,52%. Tốc độ tăng giá trị SX công nghiệp liên tục giảm. Sản xuất nông nghiệp có những vụ hầu như bị mất trắng vì thiên tai. Tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu đều khó khăn do thị trường bị thu hẹp. Nhiều DN bị thua lỗ do giá sản phẩm của 6 tháng đầu năm đồng loạt giảm. Việc làm và thu nhập của người lao động bế tắc, tình trạng tái nghèo ở nông thôn có xu hướng gia tăng...

Các biện pháp của Bộ KH - ĐT đưa ra tập trung nhằm vào các mục tiêu: Ổn định tình hình kinh tế vĩ mô; huy động nguồn lực để duy trì và nâng cao hiệu quả SXKD; Đẩy mạnh XK, kiểm sóat nhập khẩu, giảm nhập siêu; Thực hiện tốt các chính sách anh sinh XH, xóa đói, giảm nghèo. Theo đó Việt nam sẽ thực hiện 5 giải pháp cấp bách là: Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; Kích cầu đầu tư và tiêu dùng; cải tiến chính sách tiền tệ và tài chính; Đẩy mạnh chương trình an sinh XH, xóa đói , giảm nghèo; và thực hiện điều hành quyết liệt, nhưng linh hoạt, kịp thời đáp ứng yêu cầu mới.

 

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh tới những nỗ lực vượt qua khó khăn của Việt Nam, đồng thời đánh giá cao sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của cộng đồng quốc tế, trong đó đặc biệt là nguồn vốn viện trợ ODA. 15 năm qua thông qua nguồn vốn ODA, các nhà tài trợ đã luôn đồng hành cùng nhân dân Việt nam trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, kể cả những lúc nhà tài trợ gặp khó khăn. Nhờ có các khoản vốn và kinh nghiệm phát triển quý báu từ nguồn ODA nhiều cơ sở hạ tầng KT - XH của Việt nam đã được cải thiện. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực phát triển XH như y tế, giáo dục, tăng cường thể chế, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có lời cảm ơn chân thành nhất tới các nhà tài trợ, đồng thời hứa sẽ luôn trân trọng và sử dụng có hiệu quả từng đồng vốn ODA, đảm bảo thực hiện đúng cam kết với các nhà tài trợ...

Hội nghị sẽ kết thúc vào ngày mai với kết quả công bố những cam kết hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam từ phía các nhà tài trợ quốc tế.


(Theo Báo HNM)

  • Việt Nam có thể tăng trưởng 5% trong 2009
  • Diễn đàn HTX khu vực châu Á - Thái Bình Dương: “Lợi thế của HTX trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu”
  • Các giải pháp cần tập trung trong năm 2009
  • IMF dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam năm tới
  • Kinh tế nhà nước “phình to” thành thế độc quyền
  • Giá tăng do chi phí "bôi trơn"
  • Sẽ lấy ý kiến nhân dân về tái cơ cấu ngành điện
  • Việt Nam – thách thức trước mắt trong triển vọng dài hạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi