Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh nghiệm về hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm đối với các địa phương, tại một cuộc hội thảo mới đây, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra những phương pháp và kinh nghiệm nhằm giúp các doanh nghiệp và nhà quản lý ở Việt Nam.

Hỗ trợ phát triển

Ông Kee Van Der Ree, chuyên gia của ILO cho biết, cách thức tiếp cận để hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương là tập trung vào số lượng việc làm cho cả 2 giới nam và nữ. Đồng thời, tăng cường mức độ ảnh hưởng của các khu vực tư nhân và kết hợp tạo ra những lợi ích cho người nghèo. Công cụ để xúc tiến phát triển cho kinh tế địa phương là cải thiện môi trường, tổ chức diễn dàn đối thoại công tư, thành lập chuỗi giá trị và dịch vụ phát triển kinh doanh để nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường xúc tiến đầu tư và cấp vốn nhỏ, đào tạo kỹ năng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động, có kế hoạch cho cơ sở hạ tầng và phân phối.

Để xây dựng chiến lược phát triển cộng đồng và kinh tế địa phương theo ILO thì nên tập trung vào các nhân tố xã hội, giảm nghèo. Điều này phải xuất phát từ những người thực hiện và phải được hỗ trợ bởi các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế. Còn đối với phát triển kinh tế địa phương phải tập trung vào các nhân tố kinh tế như việc làm. Đồng thời, phải xuất phát từ một nhóm đối tác gồm chính phủ, các nhóm lợi ích địa phương và các tổ chức quốc tế. ILO cũng đưa ra ví dụ cho sự phát triển kinh tế địa phương như đồng bằng sông Cửu Long lên kế hoạch để tập trung phát triển toàn diện nền kinh tế thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương và lao động có tay nghề. Trong khi đó, thành phố Đà Nẵng lại triển khai chiến lược phát triển đô thị giai đoạn 2008-2010 và tạo ra thêm nhiều việc làm. Còn tỉnh Thanh Hóa thì phát triển các huyện bằng việc cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh trồng tre, luồng và hỗ trợ liên kết các khâu sau thu hoạch.

Hợp tác công tư và tạo việc làm

Đây là một mô hình mới để góp phần đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hợp tác công tư được hiểu là việc đối thoại giữa tư nhân với chính quyền, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa tư nhân với tư nhân. Đó là mối quan hệ hợp tác cùng nhằm đạt được mục đích đề ra, cùng chia sẻ trách nhiệm và kết quả đạt được bằng giải trình và cam kết bắt buộc giữa 2 bên. Điều này sẽ góp phần tạo ra thu nhập và việc làm tốt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo chuyên gia Timothy Shaun Dyce của ILO thì kỹ năng hợp tác công tư gồm có phân tích tình huống, tức xác định các lĩnh vực trong phát triển kinh tế hay phân phối dịch vụ xã hội... Tiếp theo là lập kế hoạch kinh doanh, thiết lập các cơ chế pháp luật, đàm phán và xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá. Ông Timothy Shaun Dyce cũng đưa ra ví dụ về hợp tác công tư như tại bệnh viện hợp tác xã y tế, thuộc liên minh hợp tác xã Thanh Hóa. Hay mô hình cung cấp nước sạch tại xã của Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa, mô hình xử lý rác thải và cây cảnh ở tỉnh Bình Phước...


(Theo Báo Bình Dương)

  • Phát triển doanh nghiệp công nghiệp tại khu vực nông thôn: Cần những biện pháp thật cụ thể
  • Doanh Nghiệp bối rối trước các dự báo
  • Giật mình về chất lượng DN tư vấn giao thông
  • Đến lượt DN ngành giấy kêu cứu
  • Giá trị sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch cả năm
  • Tìm hướng kinh doanh hiệu quả cho các hợp tác xã
  • Tập trung mọi nỗ lực để ngăn chặn suy giảm kinh tế
  • Tháng 11-2008: kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng ở mức ổn định
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi