Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Công Thương yêu cầu EVN đảm bảo điện cho dân

Trong thời gian qua, nhiều khu vực đã bị cắt điện liên tục 7 ngày/tuần, trong đó có nhiều khu vực bị cắt từ 5h đến 18h.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần có biện pháp duy trì điện sinh hoạt cho dân ở mức cao nhất, đặc biệt là buổi tối.

Đó là một trong những nội dung trong chỉ thị về đảm bảo cung cấp điện phục sản xuất và đời sống nhân dân, vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành.

Ngoài việc yêu cầu hàng đầu phải đảm bảo tối đa cung cấp điện cho sinh hoạt, EVN còn có trách nhiệm điều hòa tiết giảm điện đảm bảo nguyên tắc luân phiên, công bằng, không để xảy ra tình trạng mất điện liên tục, kéo dài ở một khu vực và đối với một hộ sử dụng điện.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu, từ nay đến trung tuần tháng 6/2010, EVN cần huy động tối đa các nguồn điện, phối hợp với các chủ đầu tư nhà máy điện độc lập để đảm bảo công suất và sản lượng điện ở mức cao nhất cho hệ thống điện quốc gia.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, do nguồn thủy điện cạn kiệt, cung cầu điện cả nước trong mùa khô này bị mất cân đối từ 2 - 5% sản lượng, tương ứng thiếu 500 triệu - 1,3 tỷ kWh. Mỗi ngày, cả nước thiếu khoảng 10 - 15 triệu kWh so với nhu cầu.

Với thực tế đó, từ  ngày 12/4 đến nay, EVN đã thực hiện tiết giảm phụ tải theo nguyên tắc ưu tiên cấp điện mà Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã hành.

Tuy nhiên, khi bị giới hạn về phân bổ sản lượng tiêu thụ điện hàng ngày, để thực hiện nguyên tắc ưu tiên cho sản xuất, công nghiệp, nhiều điện lực địa phương đã dồn lượng điện bị thiếu lên phụ tải sinh hoạt, khiến mức thiếu điện ở khu vực này lên tới 60 - 70% so với nhu cầu.

Điều này đã dẫn tới lịch cắt điện luân phiên ở khu vực sinh hoạt bất hợp lý, ảnh hưởng tới đời sống người dân, nhiều khu vực đã bị cắt điện liên tục 7 ngày/tuần, trong đó có nhiều khu vực bị cắt từ 5h đến 18h.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi