Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm nhiều chính sách với doanh nghiệp

Theo Bộ Công Thương, hiện các DN dân doanh đóng góp khoảng 50% GDP, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, sự phát triển của DN dân doanh chưa tương xứng với tiềm năng vì còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.…

Khả năng cạnh tranh còn kém

Thách thức lớn nhất là DN dân doanh vẫn chưa thích ứng với thị trường; không có đủ kiến thức và kinh nghiệm để "đối chọi" trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, nhất là phát triển nguồn nhân lực; công nghệ lạc hậu và chất lượng sản phẩm kém khả năng cạnh tranh, liên kết giữa các DN còn thấp, văn hóa kinh doanh chưa được quan tâm... tạo ra thách thức lớn cho sự phát triển ổn định và bền vững của DN trong thời kỳ hội nhập. DN còn thiếu thông tin, nhất là thông tin về thị trường ngoài nước. Công tác xúc tiến thương mại còn yếu vì DN dân doanh ít được tham gia và cũng không hào hứng vì có những trường hợp không đáp ứng đúng yêu cầu của họ. Về chính sách thuế, vẫn còn những quy định bất hợp lý khi tính thuế thu nhập DN, như tỷ lệ chi phí về quảng cáo; chi trợ giúp dân vùng gặp thiên tai, chi xây dựng nhà tình nghĩa; đó là chưa kể những thủ tục phiền hà và hành vi sách nhiễu của nhân viên thuế gây ra.
 
Để tạo điều kiện cho DN dân doanh phát triển cả về lượng và chất, mục tiêu Dự thảo kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì soạn thảo đã đặt ra là đến năm 2015 số DN đăng ký sẽ gấp 2 lần so với giai đoạn 2006-2010; số DN thành lập mới từ năm 2011-2015 đạt trên 450 nghìn DN, đóng góp lớn hơn nữa vào sự tăng trưởng GDP của đất nước.
 
Cần có giải pháp cụ thể, mang tính đột phá
 
Dự thảo đưa ra nhiều giải pháp mang tính định hướng như: tăng cường hỗ trợ khối DN dân doanh, trong đó chủ yếu là DN vừa và nhỏ thông qua hình thức: khuyến khích, mở rộng cơ cấu tín dụng; tạo điều kiện cho DN thuận lợi hơn trong vay vốn trung và dài hạn. Đặc biệt chú trọng cơ chế khuyến khích phát triển các hình thức, các công cụ cho vay tài chính mới ngoài các sản phẩm truyền thống để DN vừa và nhỏ tiếp cận tín dụng dễ dàng với chi phí hợp lý hơn… Nhà nước cũng sẽ tập trung hoàn thiện chính sách khuyến khích DN vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, cho ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, để có chỗ đứng tốt hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
 
Trước những giải pháp trên, theo đại diện một số tổ chức quốc tế, mặc dù đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong hỗ trợ DN dân oanh phát triển, nhưng chưa tạo được động lực để giúp khu vực DN này có bước triển đột phá trong những năm tới. Đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhìn nhận, bản Dự thảo kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015 chưa làm rõ được chính sách khuyến khích DN dân doanh phát triển hiệu quả, năng động hơn. Nếu không cải thiện chính sách sẽ khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu. Chia sẻ quan điểm trên, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, cho rằng, Dự thảo chưa đưa ra được những giải pháp có tính chiến lược, khả thi cao để thúc đẩy khối DN tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn. Với những thế mạnh về sử dụng vốn hiệu quả; năng động trong quản trị DN, đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị truờng… nếu có chính sách khuyến khích thoả đáng, chắc chắn những gì mà khu vực DN tư nhân đóng góp cho nền kinh tế không dừng lại ở kết quả hiện tại.

Theo các chuyên gia, Nhà nước cần tối ưu hoá môi trường kinh doanh để hỗ trợ DN tiết kiệm chi phí đầu tư, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh... Sớm tạo điều kiện để cho DN tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường xá, cầu cảng, kho vận. Muốn vậy, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn chỉnh khung pháp lý cho mô hình hợp tác công tư trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Trong đó, cần làm rõ quyền và nghĩa vụ của DN tư nhân khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt là có cơ chế ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng, mặt bằng… để tạo sức hấp dẫn, thu hút DN tham gia, đặc biệt, cần tập trung vào những vấn đề cụ thể, liên quan trực tiếp đến nhu cầu của DN. Nếu tháo gỡ được những vấn đề này, DN dân doanh sẽ phát triển đúng với năng suất sẵn có.
 
Theo báo Công Thương

  • Rào cản trong đổi mới công nghệ
  • Việt Nam coi công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn
  • Tháo gỡ khó khăn thuế cho doanh nghiệp Hàn Quốc
  • Cân nhắc giảm tiếp giá xăng
  • Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam theo đúng quy luật phát triển
  • Thương hiệu ICT Việt Nam: Từ ao nhà ra biển lớn
  • Phê duyệt 228 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2009
  • Kiến nghị hỗ trợ vay lãi suất 0% cho người làm muối
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi