Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho sức tăng trưởng kinh tế trong nước chậm lại, kéo theo sự giảm sút trong tiêu dùng và đầu tư. Trên thực tế, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang bị thu hẹp, tác động xấu đến nhịp độ sản xuất và xuất khẩu của DN. Theo ông Vũ Duy Thái, Chủ tịch Hiệp hội Công Thương Hà Nội, khoảng 41% số DN đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, những diễn biến bất lợi vừa qua cũng là dịp bộc lộ những yếu kém là tình trạng thiếu vốn, không ít DN lại hạn chế về trình độ quản lý, thiếu mặt bằng sản xuất, công nghệ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm không cao, khó cạnh tranh...
Kết quả cho vay của các NH đối với DN từ đầu năm đến hết tháng 10-2008 đạt 75.452 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 30,6% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Đáng lưu ý là, tỷ lệ hồ sơ xin vay của DN được chấp thuận khoảng 70%; riêng dư nợ cho vay đối với DN sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu đạt khoảng 48.786 tỷ đồng (kể cả ngoại tệ quy đổi), chiếm 19,8% tổng dư nợ của các NH thương mại. Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết cho vay đối với loại hình DN này chiếm khoảng 90% tổng số hồ sơ các NH nhận được. Tính tới thời điểm này, lãi suất cho vay của các NH đã giảm trung bình từ 0,5-2% so với thời gian trước. Chính phủ liên tiếp họp với các bộ, ngành để tìm cách hỗ trợ DN, chỉ đạo khoanh, giãn nợ, giảm thuế đồng thời hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích áp dụng công nghệ mới, tìm mặt bằng sản xuất và mở rộng liên kết.
Đại diện các hiệp hội DN đề nghị Chính phủ, TP chỉ đạo kích cầu tiêu dùng và đầu tư phát triển sản xuất, thúc đẩy hoạt động cho vay của các NH, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho DN vay vốn, hỗ trợ đồng bộ về tín dụng, thuế để có thêm thuận lợi chớp cơ trong sản xuất kinh doanh, NH cần chủ động phát huy vai trò ‘bà đỡ” cho DN. Đặc biệt, các DN mong muốn Chính phủ, TP chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện điều chỉnh các suất thuế kịp thời... triệt để thực hiện cải hành chính, giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ những chi phí không chính thức.
Hỗ trợ DN phát triển là nhiệm vụ cấp bách
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nêu rõ, trong hoàn cảnh hiện nay, giải quyết khó khăn cho DN phát triển sản xuất, kinh doanh, gia tăng xuất khẩu là việc cấp bách cần sự nỗ lực và những giải pháp đồng bộ của các cấp, ngành. TP tập trung hỗ trợ DN kết hợp với thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội. Việc hỗ trợ DN sẽ được lồng ghép với mục tiêu ngăn chặn đà suy giảm kinh tế và giữ ổn định xã hội. Việc kích cầu và đẩy mạnh sản xuất trong điều kiện kiềm chế lạm phát phải hợp lý, tập trung vào những vấn đề cần tháo gỡ… Về phần mình, mỗi DN cần xác định những hạn chế để chủ động khắc phục, huy động các nguồn lực đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao kỹ năng quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết sẽ sớm thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng để chia sẻ rủi ro cho DN. NHNN sẽ chỉ đạo để thị trường tiền tệ tăng cường tính thanh khoản, giảm dần lãi suất bên cạnh việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ của DN phù hợp với yêu cầu thực tế. Thời gian tới, các NH vẫn sẽ tập trung cho DN vay vốn để phát triển sản xuất, tăng cường xuất khẩu, mở rộng liên kết hoặc thực hiện những dự án sử dụng nguồn nguyên, phụ liệu trong nước kết hợp giảm thiểu nhập khẩu. NHNN sẽ cử chuyên gia về phối hợp với Chi nhánh TP Hà Nội thành lập Tổ đặc trách nghiên cứu, triển khai giải pháp ứng phó và hỗ trợ DN.
(Theo báo Hà Nội mới )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com