Ngày 1-1-2009, thời điểm mở cửa chính thức của thị trường bán lẻ Việt Nam cho doanh nghiệp (DN) nước ngoài đang đến gần. DN trong nước đang đứng trước yêu cầu gia tăng sức hấp dẫn trước cuộc cạnh tranh được cảnh báo là khá khốc liệt. Các cơ quan quản lý cũng chung tâm lý này. Nỗi lo này không của riêng ai khi nhìn vào thực lực của DN...
Thời gian qua, nhiều DN phân phối, bán lẻ thuộc các thành phần kinh tế đã ra đời, phát triển. Qua thời gian, mỗi đơn vị từng bước tăng cường quy mô, gia tăng đầu tư, đa dạng hóa danh mục hàng hóa để thâm nhập thị trường trên phạm vi rộng. Những cái tên siêu thị, hay trung tâm thương mại tiêu biểu đã để lại ấn tượng trong giới tiêu dùng như Fivimart, Hapromart của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Sài Gòn Coop-Mart, Intimex… Mặt khác, các DN đã phân nhánh phục vụ theo hướng chuyên nghiệp như siêu thị chuyên hàng dệt may, hàng điện tử, siêu thị tổng hợp, vật liệu xây dựng…
Thực tế đặt ra yêu cầu cần có cái nhìn tỉnh táo về năng lực và sức vươn của DN nội. Nhiều ý kiến lo ngại về "sức khỏe" của DN trong nước. Theo các chuyên gia, hệ thống phân phối của DN Việt Nam hầu như chưa được định hình một cách bài bản. Đặc biệt, sự hạn chế về năng lực quản lý khiến hoạt động tiêu thụ sản phẩm kém hiệu quả với chi phí cao. Đáng lo ngại hơn là kỹ năng quản trị và bảo đảm chất lượng theo hướng bền vững chưa thành nếp.
Theo lý thuyết thương mại hiện đại, những DN lớn, mang tầm quốc gia hoặc quốc tế đều tập trung nguồn lực tổng hợp, từng bước vươn lên để tích tụ. Sau một quá trình phát triển, đến một thời điểm hoặc mức độ nhất định, DN sẽ vươn ra can thiệp vào hoạt động sản xuất hoặc hơn thế là chủ động đầu tư vào sản xuất để bảo đảm sản phẩm đầu ra cho thị trường. Trên thế giới, nhiều DN còn chủ động gây ảnh hưởng, tạo thị hiếu và định hướng tiêu dùng qua từng giai đoạn phát triển.
(Theo báo Hà Nội mới)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com