Năm 2008, lần đầu tổng sản phẩm nội địa (GDP) theo đầu người của Việt
Đây là kết quả bất ngờ với nhiều người, khi năm 2007, thu nhập bình quân đầu người mới vào khoảng 835 USD và xa hơn, so với mức 402 USD năm 2000 và 118 USD năm 1990. Đây là thành công to lớn, kết quả nỗ lực phấn đấu trong hơn 20 năm nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Con số trên cũng phản ánh quy mô ngày càng lớn của nền kinh tế Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 7,5% trong giai đoạn 1990-2007.
Nếu đánh giá GDP bình quân đầu người của Việt
Phát triển bền vững- cách vượt ngưỡng nghèo đích thực
Vượt ngưỡng nghèo theo chỉ số GDP bình quân đầu người là mốc lớn trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, kể cả khi đã được “tinh chỉnh” theo PPP, chỉ số này cũng mới chỉ phản ánh bình quân thu nhập của người dân, chứ không phản ánh được tính chất phân phối thu nhập giữa các bộ phận dân cư trong xã hội. Nước ta thoát ngưỡng nghèo không có nghĩa là trong xã hội hết người nghèo. Theo mức chuẩn mới được Bộ LĐ-TB-XH đề xuất giai đoạn 2006-2010, áp dụng từ đầu năm 2009, hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân mỗi tháng từ 300.000 đồng/người trở xuống tại khu vực nông thôn và từ 390.000 đồng/người trở xuống tại đô thị. Chưa nói mức đó đã sát thực tế chưa, nhưng số hộ nghèo tại Việt
Chỉ số này cũng không thể hiện được nhiều mặt thuộc về chất lượng như: cơ cấu; năng suất, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, sự ổn định của các cân đối vĩ mô; sự bền vững về tài nguyên, môi trường; sự gắn kết và lành mạnh của các quan hệ xã hội…- những yếu tố không thể thiếu để bảo đảm tăng trưởng và phát triển bền vững. Đáng buồn là nhiều mặt quan trọng Việt
Mặt khác, khi thoát nghèo, lẽ đương nhiên nước ta sẽ mất đi một số ưu đãi trong quan hệ với các thể chế tài chính- thương mại quốc tế (WB, IMF hay WTO), cũng như nguồn viện trợ phát triển (ODA) từ các nước sẽ giảm. Đó là lý do vì sao Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nếu tính GDP theo PPP, hiện vẫn “thích” được xếp trong nhóm nước đang phát triển.
Trong khu vực và trên thế giới, có nhiều bài học xoay quanh sự vượt ngưỡng của các quốc gia. Các nhà kinh tế thường nói tới “cái bẫy thu nhập trung bình”, hàm ý tình trạng của một số nước sau khi đã thoát được ngưỡng nghèo rất lâu nhưng mãi không vươn lên được ngưỡng của nước giàu. Như Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan hay Ma-lai-xi-a, trở thành những “con hổ” châu Á từ lâu nhưng vẫn chỉ loanh quanh ở mức thu nhập bình quân dưới 10.000 USD/người, trong khi Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po lại tiếp tục tăng trưởng bền vững để “hóa rồng”, trở thành những nền kinh tế có thu nhập cao trên 10.000 USD/người.
Như vậy, điều cần thiết là cần tỉnh táo đánh giá đúng thực chất vấn đề. Để bảo đảm sự vượt ngưỡng nghèo là bền vững và là bệ phóng cho các bước phát triển tiếp theo, không chỉ cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng để mức GDP bình quân đầu người vượt qua các ngưỡng đã định, mà quan trọng hơn là tìm mọi cách để sự tăng trưởng ấy bền vững. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể hoàn thành được mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 và để thành quả phát triển tới được cuộc sống mọi người dân.
(Theo báo Hải Phòng)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com