Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mai-cơn E. Póc-tơ - "cha đẻ" của chiến lược cạnh tranh nói về “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam”

- Ngày 1-12, Giáo sư Mai-cơn E. Póc-tơ - người được xem như là "cha đẻ" của chiến lược cạnh tranh, nhà quản trị có ảnh hưởng lớn nhất thế giới hiện nay, đã đến thành phố Hồ Chí Minh để chủ trì cuộc Hội thảo quốc tế "Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam". 

Hội thảo này do Học viện Giám đốc PACE tổ chức. Tham dự Hội thảo này có sự tham dự của 700 doanh nhân tiêu biểu, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các học giả và các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô từ khắp mọi miền đất nước và các chuyên gia kinh tế đến từ các nước trong khu vực và châu Á. 

Giáo sư Mai-cơn E. Póc-tơ nhận xét: Việt Nam là một đất nước thú vị, các bạn đã có sự phát triển ấn tượng với mức tăng trưởng, sự tiến bộ đáng kể và thành công trong hai thập kỷ qua, tuy nhiên những cải cách vẫn chưa đủ mạnh để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình; những cải cách của Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ và chưa chủ động. Ông cho rằng để nâng cao mức sống của Việt Nam, cần có một chiến lược kinh tế dài hạn, một tập hợp các yếu tố có mối tương quan với nhau, gồm có: các đổi mới chính sách, cơ cấu thể chế và cơ chế thi hành chặt chẽ. Trên cơ sở tìm hiểu về nền kinh tế và đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam, Giáo sư đưa ra một chương trình hành động để nâng cao năng lực cạnh tranh với những ưu tiên quan trọng như: cần tiếp tục những nỗ lực hiện tại như giảm tham nhũng, cải thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thị trường tài chính sâu sắc hơn, cải cách hành chính. 

Việt Nam cũng đã có những bước tiến rõ rệt về mở cửa thị trường tài chính, cần tiếp tục mở cửa thị trường tài chính theo cam kết WTO và xây dựng cơ chế quản lý tài chính hiệu quả, độc lập, sử dụng nguồn lực bên ngoài khi cần thiết. Việt Nam cần một cách tiếp cận hoàn toàn mới trong cải cách hành chính và thẩm định các quy định mới, ưu tiên hành động là thúc đẩy mạnh mẽ các công việc liên quan đến cải cách hành chính được tài trợ bởi các tổ chức nước ngoài; cải thiện năng lực nhà nước trong đánh giá và quản lý các quy định...

(Theo báo Hà Nội mới )

  • Thách thức lớn, nỗ lực cao, triển vọng tốt
  • Việt Nam sắp thoát ngưỡng nghèo của thế giới- Mừng nhiều, lo cũng không ít
  • Cha đẻ” Chiến lược cạnh tranh toàn cầu Michael E. Porter: VN nên nhìn tới những mục tiêu cao hơn
  • “Cha đẻ” chiến lược cạnh tranh GS Michael E. Porter: Doanh nghiệp VN phải bỏ thói quen “ăn xổi ở thì”
  • Khủng hoảng cũng là cơ hội đổi mới
  • "Kinh tế quốc dân"
  • Cần thay đổi từ gốc
  • Hỗ trợ doanh nghiệp là cứu nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi