- "Vượt qua thách thức của kinh tế toàn cầu" là chủ đề chính của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, một hoạt động trước thềm Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức Tài chính quốc tế - cơ quan thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) - đồng tổ chức ngày 1-12, tại Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, quyền Giám đốc WB tại Việt Nam Mác-tin Ra-ma và Giám đốc Tổ chức Tài chính quốc tế tại Việt Nam X. P. Wong đã đồng chủ tọa diễn đàn. Tại hội nghị, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đã là vấn đề chủ đạo được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tập trung bàn thảo. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam đã được các đại biểu "xới" lên nhằm tìm hướng cho môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và kích thích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Việt Nam không miễn nhiễm
Đánh giá tập trung của các đại biểu dự diễn đàn đều nhận định, năm 2008 là năm đầy thử thách với nền kinh tế Việt Nam. Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ gây ra suy thoái tài chính toàn cầu và đã ảnh hưởng đến tất cả các nước. Việt Nam cũng vậy, hoàn toàn không miễn nhiễm với cơn "triều cường" ấy. Bằng chứng là Việt Nam đã trải qua thời kỳ bất ổn: giá xăng dầu, các mặt hàng lương thực, thực phẩm leo thang khiến lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại gia tăng. Cuộc điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh được Ban Thư ký Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tiến hành hồi tháng 9 vừa qua, đã cho thấy sự quan ngại về tình hình kinh tế hiện nay. Tăng trưởng vượt bậc năm 2007, nhưng nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn chưa từng có kể từ sau thời kỳ đổi mới. Lạm phát xảy ra đồng thời với sự gia tăng của thâm hụt thương mại, tỷ giá ngoại tệ không ổn định và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán là những vấn đề chính của kinh tế vĩ mô trong thời gian qua. Vì vậy, trái với kết quả điều tra của năm 2007 thể hiện sự lạc quan, tăng trưởng về tương lai, năm 2008 này, hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được rất rõ những thách thức và khó khăn về môi trường kinh doanh hiện tại và trong thời gian sắp tới (2009 - 2010). Hiện tại, các doanh nghiệp chỉ mong đợi một môi trường kinh doanh "tạm được".
Từ việc nhìn nhận những nỗ lực của Chính phủ
Đứng trước nền kinh tế lạm phát tăng cao, như con số thông báo của Chính phủ là 27,6%, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm… Chính phủ đã đưa ra 8 nhóm giải pháp, trong đó có chính sách tài khóa thắt chặt, tiền tệ thắt chặt, tăng thuế xuất khẩu một số mặt hàng nhằm mục đích kiềm chế lạm phát và bình ổn giá tiêu dùng. Nỗ lực ấy của Chính phủ đã được nhiều đại biểu ghi nhận. 8 nhóm giải pháp này đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam đang dần chứng tỏ rằng có khả năng đương đầu với khủng hoảng tốt hơn các nước châu Á trong cơn khủng hoảng năm 1998. Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) ông A. Ca-ni nêu rõ: "Chúng tôi ủng hộ việc Chính phủ hạ bớt các chỉ tiêu tăng trưởng, tăng cường chính sách kiềm chế lạm phát - đây là những nhân tố cực kỳ quan trọng để duy trì và củng cố ổn định kinh tế vĩ mô".
Và những kiến nghị
Có thể nói, mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp tại diễn đàn lần này là những kỳ vọng về môi trường kinh doanh trong tương lai. Mặc dù các doanh nghiệp không đánh giá cao triển vọng môi trường kinh doanh trong năm 2008 này, nhưng tất cả đều lạc quan hơn về môi trường kinh doanh trong những năm tới. Bởi vậy, những bức xúc, kiến nghị trong thủ tục hành chính, ngăn chặn kiểm soát tham nhũng, cải thiện cơ sở hạ tầng, bãi bỏ giấy phép không cần thiết… nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng đã được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước bày tỏ. Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ: Vẫn còn nhiều bất cập trong các chính sách, quy định của pháp luật gây cản trở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp; giữa chính sách, pháp luật và việc triển khai áp dụng thực tế vẫn còn một khoảng cách lớn. Trong nội bộ giữa các bộ, ngành vẫn chưa kết nối thông tin với nhau và có cách hiểu, giải thích, nhìn nhận vấn đề khác nhau. Các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp như thuế, hải quan, thủ tục thành lập doanh nghiệp… tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn còn bất cập, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Còn ông Vũ Duy Thái, Chủ tịch Hiệp hội Công thương thành phố Hà Nội thì đề xuất, thời gian tới, kiềm chế lạm phát chỉ cần "giám sát chặt chẽ" các hoạt động tài chính, tín dụng, đặc biệt là lượng tiền "bơm" ra thị trường, đồng thời với dự báo rủi ro tốt là đủ, không phải "ưu tiên thắt chặt" giữ mức dư tín dụng dưới 30% (hiện tại là 19%) như hồi đầu năm 2008. Nếu tiếp tục "thắt chặt" kéo dài sẽ đẩy thêm nhiều doanh nghiệp dân doanh vào tình cảnh suy vi, số lao động thất nghiệp sẽ nhiều hơn, dư nợ quá hạn sẽ tăng lên (hiện tại là 35 nghìn tỷ đồng).
Trong khi đó, ông A. Ca-ni, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) đề xuất: Với tiến độ chậm chạp của nhiều dự án hạ tầng làm cản trở cả tăng trưởng, năng suất và việc phát triển dang dở của hệ thống vận tải, năng lượng quốc gia đang trở thành những vấn đề đặc biệt lo ngại. Hiện tại, tình hình giá đầu vào đang giảm mạnh cũng tạo ra cơ hội để khắc phục tình trạng này. Chúng tôi khuyến nghị, Chính phủ để cho khu vực tư nhân giúp đẩy nhanh các dự án hạ tầng và tăng tốc các dự án trọng điểm đang sắp làm hay đang làm dở…
Đến niềm tin vào Việt Nam
(Theo báo Hà Nội mới )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com